Thanh tra sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Bình: Tổ chức trao đổi nghiệp vụ Thanh tra và tham gia góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Nghị định 119/2020/NĐ-CP..
Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản của Chính phủ ban hành đến nay đã trên năm
Trong quá trình thực hiện ngoài những kết quả đạt được những cũng đã nảy sinh một số vấn đề tồn tại, bất cập chưa bám sát sự phát triển của việc quản lý tạo ra một số khó khăn khi áp dụng Nghị định để xử lý hành vi vi phạm. Trước tình hình đó, ngày 17/5/2021 Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao Thanh tra Bộ chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Nhận thức đây là một trong những vấn đề quan trọng, cốt lõi để cơ sở cho việc xử lý thống nhất trong toàn lực lượng làm công tác thanh tra của ngành Thanh tra sở TTTT Thái Bình đã thống nhất cùng Thanh tra Sở TTTT Thành phố Hà Nội lấy Thanh tra Sở TTT Thái Bình làm đầu cầu chính tổ chức trao đổi, việc tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung 2 Nghị định. Được sự ủng hộ của Thanh tra Sở TTTT của các tỉnh, thành phố trong toàn quốc Thanh tra Sở TTTT Thái Bình đã tổ chức 2 cuộc trao đổi với sự tham gia trên 40 Thanh tra các Sở TTTT trong cả nước. Qua trao đổi các ý kiến đều nhận thấy sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung làm rõ các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Nghị định 119/2020/NĐ-CP.
Về Nghị định 15/2020/NĐ-CP các ý kiến tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể như: Đối với lĩnh vực bưu chính một số hành vi trong hoạt động giao nhận bưu kiện, bưu phẩm trên địa bàn nhưng không có điểm giao dịch, văn phòng; Xe vận chuyển bưu kiện, bưu phẩm của doanh nghiệp chuyển phát gắn biển xe Thư báo; Chấp nhận vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, chủ sở hữu; Hành vi nhượng quyền trong hoạt động chuyển phát. Một số hành vi trong lĩnh vực viễn thông như: Doanh nghiệp không ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước bằng văn bản; Cung cấp dịch vụ Internet ra khỏi vị trí trên Hợp đồng sử dụng dịch vụ để cung cấp cho nhiều hộ trong khu vực dân cư sử dụng chung; Các yêu cầu về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo quy định không có; Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Internet cho điểm truy nhập Internet công cộng, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không đủ điều kiện về khoảng cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Nhà cung cấp làm dịch vụ cung cấp tên miền lưu trữ thông tin về chủ sở hữu tên miền không chính xác khi cơ quan quản lý nhà nước cần liên lạc với chủ sở hữu tên miền không được hoặc đã thay đổi; Không báo cáo kế hoạch triển khai mạng viễn thông với Sở TTTT; Bố trí, lắp đặt các loại đường dây, cáp viễn thông vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung, dùng riêng mà không đúng quy chuẩn kỹ thuật về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông; Không thu hồi các cáp viễn thông và thiết bị phụ trợ đã hỏng, không sử dụng làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Ở lĩnh vực tần số VTĐ: Hành vi cung cấp, lắp đặt thiết bị phát, kích sóng di động cục bộ bán kính trên 500 m (hoặc ra ngoài phạm vi tòa nhà) không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông trên địa bàn. Về thẩm quyền xử phạt nên phân chia thẩm quyền đối với hành vi vi phạm liên quan đến chuyên ngành và anh ninh, trật tự để phân định thẩm quyền xử phạt rõ ràng, không chồng lấn.
Đối với Nghị định 119/2020/NĐ-CP tập trng vào các hành vi như: Đăng, phát thông tin có nội dung gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Việc xử lý sản phẩm in không qua nhà xuất bản...; Cơ quan báo chí đã được cấp giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, mở chuyên trang của báo điện tử quá 03 tháng; giấy phép sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình quá 07 tháng nhưng không có sản phẩm báo chí, không thông báo bằng văn bản cho Bộ TTTT và trên phương tiện thông tin đại chúng; Cơ quan báo chí không lưu giữ tài liệu của cơ quan chủ quản phê duyệt, chấp thuận cho sử dụng chính thức Tên và hình thức trình bày tên cơ quan báo chí; Tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm báo chí; Tên và biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; Tên và hình thức trình bày tên chuyên trang của báo điện tử..Hành vi Báo ""Hóa"" của Trang thông tin điện tử tổng hợp, Tạp chí, .
Cũng qua 2 buổi trao đổi kinh nghiệm đội ngũ làm công tác Thanh tra ngành TTTT là những người trực tiếp xử lý các hành vi vi phạm tại cơ sở đều rất mong muốn thường xuyên được gặp gỡ, trao đổi nghiệp vụ lẫn nhau cũng như sự hướng dẫn dẫn của các cơ quan của Bộ và nhất là Thanh tra Bộ không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ để thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông phát triển đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.