Uỷ ban nhân dân huyện Tiền Hải ban hành Kế hoạch Ứng dụng Công nghệ thông tin năm 2020
Ngày 16/01/2020, Uỷ ban nhân dân huyện Tiền Hải ban hành Kế hoạch Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước huyện Tiền Hải năm 2020.
Kế hoạch gồm các nội dung chủ yếu về phát triển hạ tầng kỹ thuật; ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước; ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp; xây dựng phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật: Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT cho các phòng, ban, ngành cấp huyện, UBND cấp xã hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong toàn huyện phục vụ cho việc xây dựng chính quyền điện tử; Xây dựng mạng diện rộng (WAN) của cơ quan nhà nước, đảm bảo tất cả các phòng, ban, ngành, UBND cấp xã liên kết, chia sẻ thông tin với tốc độ cao; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của huyện và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan nhà nước trong tỉnh phục vụ công tác quản lý, điều hành và phát triển kinh tế xã hội; Thực hiện ứng dụng, chuyển đổi đường truyền Internet từ IPv4 sang IPv6 phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT trong cơ quan nhà nước; Hoàn thiện việc xây dựng Cổng thông tin điện tử đến các xã, thị trấn; Tiếp tục đầu tư, nâng cấp bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước.
Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước: Tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong hệ thống cơ quan nhà nước; gắn kết ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, ứng dụng CNTT kết hợp với hệ thống chất lượng ISO; Tiếp tục nâng cấp, triển khai nhân rộng và nâng cao hiệu quả ứng dụng các hệ thống phần mềm dùng chung của huyện: Phần mềm một cửa điện tử liên thông, Trang thông tin điện tử; Thư điện tử công vụ; Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành; Quản lý hồ sơ và đánh giá, phân loại CCVC; Đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt; Tập trung đầu tư mở rộng các hệ thống thông tin, các phần mềm dùng chung: Hệ thống phần mềm báo cáo trực tuyến; Hệ thống theo dõi sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp; công tác thi đua khen thưởng, quản lý hộ tịch, quản lý dân cư lưu trú; Thống nhất, đồng bộ các phần mềm, như: phần mềm kế toán, quản lý tài sản, cơ sở vật chất, quản lý người có công... thành phần mềm dùng chung; Tập trung triển khai ứng dụng chữ ký số phục vụ công tác trao đổi văn bản điện tử trong các cơ quan nhà nước.
Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp: Tập trung triển khai phần mềm một cửa điện tử liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện, UBND các xã, thị trấn để phục vụ người dân, doanh nghiệp; Tập trung triển khai dịch vụ hành chính công ở mức độ 3, mức độ 4, liên thông, tích hợp với các phần mềm chuyên ngành; Tăng cường hoạt động thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kênh tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân trên môi trường mạng; tăng cường đối thoại trực tuyến về hoạt động của các cơ quan nhà nước; Đánh giá xếp hạng các cơ quan, đơn vị trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan quản lý nhà nước.
Xây dựng phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc; sử dụng văn bản điện tử thay thế văn bản giấy; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm sử dụng tốt các hệ thống phần mềm được tỉnh triển khai và đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của công việc; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao về CNTT và Truyền thông làm việc trong cơ quan nhà nước; Sắp xếp, kiện toàn hệ thống đơn vị chuyên trách, cán bộ chuyên trách CNTT trong cơ quan nhà nước; Nâng cao kiến thức chuyên sâu về CNTT cho đội ngũ chuyên trách CNTT; nâng cao kỹ năng CNTT cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng khai thác Internet cho người dân.
Kế hoạch đề ra một số giải pháp cơ bản: Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp về tài chính; Giải pháp gắt kết chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính; Giải pháp về tổ chức.
Giải pháp về môi trường chính sách: Hằng năm, bố trí chủ động về ngân sách cho sự nghiệp ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước; Tổ chức rà soát, triển khai có hiệu quả các văn bản của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực CNTT; ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT; Triển khai đề xuất Quy hoạch phát triển CNTT của huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; Xây dựng và ban hành Đề án xã hội hóa hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT; Ban hành quy định về việc sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành; Quy định về việc sử dụng thư điện tử công vụ và quy định về đảm bảo an toàn thông tin.
Giải pháp tài chính: Chủ động đầu tư cho phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất về máy tính và mạng máy tính cho các cơ quan, đơn vị trong huyện; Tranh thủ nguồn chi cho dự án đầu tư phát triển, các nguồn tài trợ, ngân sách của Tỉnh phân bổ và ưu tiên bố trí vốn ngân sách của huyện hàng năm để thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án phát triển và ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tập trung đầu tư cho một số dự án trọng điểm có tính đột phá; Phối hợp với Trung tâm CNTT và Truyền thông của tỉnh, các doanh nghiệp có năng lực trong lĩnh vực CNTT để tư vấn, xây dựng và thực hiện các mục tiêu cụ thể đề ra; Có chính sách thoả đáng, ưu tiên khuyến khích cho đội ngũ cán bộ có chuyên môn về CNTT ở huyện và các xã, thị trấn; Tăng cường công tác tuyên truyền Pháp luật về CNTT. Nâng cao nhận thức vai trò, vị trí CNTT trong sự nghiệp phát triển Kinh tế – Xã hội và nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho CBCC và toàn thể nhân dân.
Giải pháp triển khai: Tiếp tục ứng dụng có hiệu quả các hệ thống đã được đầu tư; đánh giá hiệu quả của các hệ thống phần mềm để loại bỏ những phần mềm kém hiệu quả và tiếp tục triển khai ứng dụng, nhân rộng những phần mềm mang lại hiệu quả cao; Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về hiệu quả và lợi ích khi ứng dụng CNTT; Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các huyện về xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Lập dự án tổng thể, triển khai từng hạng mục, từng giai đoạn tùy thuộc vào điều kiện kinh phí; Xây dựng tiêu chí thi đua về ứng dụng CNTT trong bộ tiêu chí bình xét danh hiệu thi đua hàng năm của các tập thể, cá nhân.
Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin: Ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện; Ưu tiên đầu tư trang thiết bị ATTT cho Trung tâm Dữ liệu điên tử của huyện; trang thiết bị an ninh bảo mật cho các hệ thống ứng dụng, hệ thống mạng; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTT; bố trí cán bộ trực tiếp phụ trách ATTT; triển khai các giải pháp bảo đảm chống virus, mã độc hại cho máy tính cá nhân; triển khai giải pháp lưu nhật ký đối với các hệ thống thông tin quan trọng; Xây dựng Quy chế phối hợp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên địa bàn huyện; Tổ chức ứng cứu sự cố máy tính theo Thông tư số 27/2011/TT-BTTTT ngày 04/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet Việt Nam;Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ hướng dẫn về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Giải pháp tổ chức: Kiện toàn Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT cấp huyện, hướng dẫn thành lập các Ban chỉ đạo các xã, thị trấn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong triển khai ứng dụng CNTT; Hoàn thiện cơ cấu bộ máy chuyên trách CNTT trong hệ thống cơ quan nhà nước; tăng cường số lượng cán bộ CNTT cho các phòng, ban, ngành, địa phương nhằm vận hành thông suốt các ứng dụng và đảm bảo an toàn thông tin; Bố trí cán bộ kiêm nhiệm quản lý nhà nước về CNTT tại các xã, thị trấn; Quy định về ngân sách cho sự nghiệp ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước theo Điều 63 của Luật CNTT; Tổ chức rà soát, triển khai có hiệu quả các văn bản của Trung ương, của tỉnh, của huyện về lĩnh vực CNTT; ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT; Xây dựng và ban hành các quy chế quy định về quản lý vận hành các hệ thống CNTT.