A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo chuyên đề 3: Phát triển các dịch vụ thông minh tại các đô thị trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Sáng ngày 22/10/2020, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương và Ban Thư ký ASEAN, Ngân hàng Nhà nước, UBND thành phố Đà Nẵng đồng chủ trì phiên hội thảo với nội dung: Phát triển các dịch vụ thông minh tại các đô thị trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Tới dự hội nghị có các đồng chí Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - Nguyễn Đức Hiển,  Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Nguyễn Kim Anh và đại diện Ban Thư ký Quốc gia ASEAN - Dương Hải Hưng.

Mục đích của hội thảo là thúc đẩy chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm và hợp tác giữa các đô thị của Việt Nam với mạng lưới đô thị trong khu vực ASEAN, qua đó đẩy nhanh tiến trình triển khai hiệu quả Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị.

Các phát biểu tham luận tại hổi thảo gồm: Phát triển dịch vụ ngân hàng số hướng tới xây dựng hệ sinh thái dịch vụ thông minh; Thanh toán không dùng tiền mặt – mảnh ghép thiết yếu của đô thị thông minh; Thúc đẩy dịch vụ cảng điện tử và thanh toán trực tuyến.

Trong phát biểu tham luận của mình, Ông Nguyễn Nam Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Tài chính số VNPT cho biết, đô thị thông minh được xây dựng bởi các "mảnh ghép" như môi trường thông minh, cư dân thông minh, đời sống thông minh, chính quyền thông minh, di chuyển thông minh và nền kinh tế thông minh (bao gồm thanh toán điện tử). Trong đó thanh toán không dùng tiền mặt là thành tố xuyên suốt các cấu thành của đô thị thông minh nhằm gia tăng minh bạch và tiết kiệm chi phí.

Phiên thảo luận, Hội thảo tập trung thảo luận về các vấn đề: Nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng dịch vụ số của người dân (digital literacy); Một số giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển xác thực và định danh số (chữ ký số, CA…); Phát triển các tiện ích thương mại điện tử nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống (thanh toán không dùng tiền mặt; thương mại điện tử, dịch vụ giao hàng thông minh); Sự tham gia của giới trẻ và không gian sáng tạo, khởi nghiệp.

Các đại biểu cũng thẳng thắn đưa ra những hạn chế còn tồn tại như hệ thống đô thị của Việt Nam phát triển còn thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo khả năng liên kết trong từng đô thị, giữa các đô thị và giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn; chênh lệch phát triển và thu nhập giữa các vùng chậm được thu hẹp; nhiều vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông chưa được giải quyết…

Để khắc phục điều đó cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, phát triển đô thị trong thời gian tới trên cơ sở tận dụng tốt nhất những thành tựu của cuộc CMCN 4.0


Tác giả: V.Hoài
Nguồn: .
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tin tức mới
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 10.150
Hôm qua : 10.967
Tháng 09 : 102.052
Năm 2024 : 884.631