A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn phạm vi quản lý nhà nước lĩnh vực công nghiệp ICT

Ngày 07/6/2020 Bộ Thông tin và Truyền thông có Công văn 2079/BTTTT-CNTT hướng dẫn khái niệm, phạm vi quản lý nhà nước của lĩnh vực công nghiệp ICT. Để thống nhất nhận thức và hành động, Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp một số nội dung, định hướng quan trọng của ngành Công nghiệp ICT, cụ thể như sau:

Về phạm vi: ngành Công nghiệp ICT có tiền thân là ngành công nghiệp CNTT. Xu thế hội tụ công nghệ và sự cần thiết tự chủ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, thiết lập hạ tầng số, phát triển sản phẩm, giải pháp và ứng dụng phục vụ chuyển đổi số quốc gia dẫn đến việc hình thành ngành Công nghiệp ICT từ ngành Công nghiệp CNTT với sự bổ sung thêm công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển kinh tế số, ngành Công nghiệp ICT được xác định có các lĩnh vực sau: Công nghiệp phần cứng, điện tử - viễn thông; Công nghiệp phần mềm; Công nghiệp nội dung số; Dịch vụ CNTT cung cấp các dịch vụ CNTT, có thể triển khai thông qua Internet. Ngoài các lĩnh vực chính trên, công nghiệp ICT còn bao gồm các lĩnh vực tổng hợp đó là công nghiệp 4.0 và công nghiệp an toàn thông tin. Công nghiệp ICT cũng bao gồm phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành cho các lĩnh vực trên.

Các địa phương có thể lựa chọn các nội dung phù hợp để xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp ICT tại địa phương, cụ thể:

Đối với công tác hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức phát triển công nghiệp ICT: Căn cứ vào điều kiện, các địa phương có thể phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số khác nhau. Nếu tại địa phương có các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối sản phẩm công nghệ thì khuyến khích, tạo điều kiện chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số. Nếu tại địa phương có các doanh nghiệp CNTT đã khẳng định được thương hiệu thì hỗ trợ để các doanh nghiệp này nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số tại địa phương vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.

Về ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp ICT, địa phương có thể đưa ra các quy định ưu đãi đặc thù cho hoạt động phát triển công nghiệp ICT trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đồng thời, xây dựng chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp ICT phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; gắn với Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam của địa phương, hướng đến các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đề ra.

Về khu CNTT tập trung: Các địa phương có điều kiện về tài nguyên đất đai và hạ tầng phát triển các khu CNTT tập trung để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển trên địa bàn; Trong trường hợp địa phương không có điều kiện đầu tư phát triển các khu CNTT tập trung do hạn chế về nguồn tài nguyên đất đai hoặc nguồn lực tài chính, chủ động phát triển các trung tâm CNTT, các trung tâm đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trên địa bàn kết hợp với phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành. Chủ động triển khai các hoạt động đa dạng để phát triển nhân lực chuyên ngành thông qua các hình thức như đào tạo nâng cao, đào tạo lại, học tập thông qua các câu lạc bộ công nghệ trên mạng xã hội, nâng cao trình độ thông qua các dự án triển khai tại địa phương./.

                                                                                                                   

 

 


Tập tin đính kèm
Tác giả: Thanh Mai
Nguồn: .
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tin tức mới
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.114
Hôm qua : 1.425
Tháng 09 : 49.958
Năm 2023 : 453.887