A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

12 nhiệm vụ triển khai Kế hoạch về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay

Ngày 31/7/2022 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn đã ký phê duyệt Kế hoạch số 4000/KH-BTTTT để triển khai các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14 tháng 6 năm 2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, Kế hoạch được ban hành với mục đích tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý các cơ quan báo chí nhằm tạo điều kiện các cơ quan báo chí, truyền thông phát triển lành mạnh, đúng định hướng, đồng thời quản lý tốt hệ thống báo chí, truyền thông phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chính sách hỗ trợ để báo chí phát triển lành mạnh, đúng hướng; kiên quyết, kịp thời chấn chỉnh, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về báo chí, đặc biệt là tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử, “báo hoá “mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí.

12 nhiệm vụ cụ thể của Kế hoạch gồm:

        1. Nghiên cứu, rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn bản quy định, hướng dẫn

2. Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025

3. Chấn chỉnh, xử lý tình trạng “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí.

        4. Rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý đối với văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí, chú trọng văn phòng đại diện của các tạp chí điện tử có nhiều phản ánh, đơn thư, kiến nghị về dấu hiệu tiêu cực, hoạt động tác nghiệp của phóng viên.

5. Rà soát, chấn chỉnh, kiểm tra đối với các tổ chức hội (bao gồm hiệp hội, hội) là cơ quan chủ quản báo chí về việc thực hiện trách nhiệm chủ quản báo chí theo quy định pháp luật. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí, của lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí trong việc quản lý, chỉ đạo cơ quan báo chí trong phạm vi, quyền hạn được giao.

6. Tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá sự cần thiết, hiệu quả hoạt động của trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí để đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của loại hình này. Khi chưa có giải pháp quản lý đáp ứng yêu cầu, tạm dừng cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.

7. Rà soát, đánh giá, lên danh sách, trực tiếp xử lý, đề xuất với Lãnh đạo Bộ phân công nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan xử lý đối với các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội nhiều lần xảy ra sai phạm bị xử lý hoặc xảy ra sai phạm nghiêm trọng trở lên; có dấu hiệu phức tạp, mâu thuẫn giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí; xảy ra tình trạng đơn thư, khiếu kiện kéo dài; có dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin.

8. Rà soát, khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của một số cơ quan báo chí; không cấp phép giấy phép hoạt động cơ quan báo chí mới trùng lặp về tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ.

9. Tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi số báo chí, nhất là đối với các cơ quan báo chí có thực hiện loại hình điện tử; khuyến khích các cơ quan báo chí sử dụng hạ tầng dùng chung. 

10. Rà soát, nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý đối với những những người làm báo là người có ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng (KOLs) đăng tải các thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin có xu hướng kích động, thông tin có yếu tố nhạy cảm có thể gây hoang mang dư luận xã hội trên mạng xã hội.

11. Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý hoạt động kinh tế dành cho lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí.

12. Truyền thông rộng rãi để tạo sự thống nhất nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết phải tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí, truyền thông trong giai đoạn hiện nay, đồng thời, để toàn xã hội và hệ thống báo chí cùng tham gia giám sát.

Tại Kế hoạch, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo cấp có thẩm quyền để xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện các nội dung nêu trong Kế hoạch. 

                                     


Tác giả: Lan Anh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tin tức mới
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 461
Hôm qua : 10.218
Tháng 09 : 102.609
Năm 2024 : 885.188